Những thông tin về nhựa PET bạn cần biết

Những thông tin cơ bản về nhựa PET:

1/. Nhựa PET là gì?
Khái niệm
PET là tên viết tắt của Polyethylene Terephthalate , còn biết đến với nhiều tên gọi khác như PETE hoặc PETP hoặc PET-P, nó hình thành từ phản ứng trùng hợp giữa các monome etylen terephtalat với công thức hóa học (C10H8O4). Đây là loại nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại polyester. Chúng được sử dụng phổ biến trong tổng hợp xơ sợi, vật dụng đựng thức ăn, nước uống và một số loại chất lỏng khác.

PET được tìm ra vào năm 1941 bởi Calico Printer’s Association (TP Manchester). Tới năm 1973, chai PET được đưa vào sản xuất bởi Nathaniel Wyeth với mục đích dùng đựng thuốc.

2/. Tính chất của PET
Tính tới thời điểm hiện tại, nhựa PET vẫn là dòng nhựa được sử dụng phổ biến nhất, Sở dĩ như vậy là nhờ dòng nhựa này sở hữu nhiều đặc tính ưu việt so với các chất nhựa khác, cụ thể như sau:
Khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Khi gia nhiệt tới 200 độ C hoặc làm lạnh ở -90 độ C thì PET vẫn giữ nguyên cấu trúc hóa học.
Tính chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn so với các nhựa khác, thậm chí ở 100 độ C thì PET vẫn giữ nguyên tính chất này.
Độ bền cơ học cao, khả năng chịu lực xé và va chạm cao, chịu được mài mòn và có độ cứng vững.
Trong suốt, độ bóng nhẵn cao.
Bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp, rất khó để có thể làm sạch.
Mức độ tái chế của nhựa PETE cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%).

3/.Cách nhận biết nhựa PET

Bạn có thể dễ dàng nhận biết nhựa Polyethylene Terephthalate bởi kí hiệu số 1 trong “mũi tên” hình tam giác, thường được tìm thấy dưới đáy hoặc bên cạnh của bao bì. kí hiệu mũi tên hình tam giác – mã số 1 là PET (Polyethylenne Terephathlate.

Nhựa PET dùng để làm gì?

Nhựa PET được ứng dụng để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực trong đời sống như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… hoặc các ngành dệt may, công nghiệp khác như: Các loại chai lọ, bình đựng nước, Chai nhựa pet
Các loại chai lọ, bình đựng nước
Nhựa này trong suốt, có tính chống thấm cao nên được ứng dụng rộng rãi để làm bao bì đựng đồ uống, có thể tạo các loại cốc nhựa, chai nước khoáng, bình đựng nước ngọt, nước giải khát có gas hoặc đựng trà sữa, sinh tố, nước ép,v.v.

4/. Nhựa PET có thể tái chế không?
PET là hoàn toàn có thể tái chế, và là nhựa tái chế nhiều nhất trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều sản phẩm làm từ PET đã qua sử dụng đã được thu hồi mỗi năm để tái chế.

Theo đó, các sản phẩm PETE thường được tái chế bao gồm chai và lọ, thảm, quần áo, dây thừng, phụ tùng ô tô, túi ngủ, dây đai công nghiệp, vật liệu xây dựng và bao bì đóng gói.
Khi tái chế, PETE sẽ được ép và băm thành những hạt nhỏ. Sau khi hạt nhựa trải qua khâu xử lý sẽ tạo ra các chai lọ mới hoặc kéo thành sợi Polyeste với mục đích làm quần áo cứu hộ.

5/. Nhựa PET có an toàn hay không?
Nhựa PET là loại nhựa khá an toàn, được đánh giá cao về chỉ số an toàn và được sử dụng trong ngành thực phẩm. Tuy nhiên nên hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao bởi có thể gây biến dạng.

Trong đó, PET không chứa chất bisphenol-A (BPA) hoặc phthalates (chất hóa dẻo) nên an toàn với sức khỏe, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm bao bì làm từ nhựa Polyethylene Terephthalate này.